Chùa Phật Cô Đơn một trong những địa danh du lịch văn hóa nổi tiếng tại huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh. Nơi đây nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng gắn liền với những câu chuyện huyền bí và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. 

Chùa Phật Cô Đơn nổi tiếng là nơi cầu gì được nấy theo lời truyền tai của người dân quanh vùng. Hãy cùng bài viết tìm hiểu thêm về địa điểm này nhé.

Địa chỉ chùa Phật Cô Đơn ở đâu? 

Ngôi chùa này hay còn có tên gọi khác là chùa Bát Bửu Phật Đài nằm tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh – nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 23km ứng với 1h di chuyển bằng ô tô. Du khách có thể lựa chọn phương thức di chuyển sau:

  • Phương tiện cá nhân: Tuyến đường di chuyển: trung tâm thành phố → đường Nguyễn Thị Tú → rẽ trái đường Đinh Lộc → rẽ phải đường Trần Văn Giàu → rẽ trái Lê Đình Chi → rẽ phải Lê Chính Đang → rẽ trái tại khu dân cư Lê Minh Xuân.
  • Xe buýt: Hiện tại có xe buýt số 71 có điểm dừng gần Chùa Phật Cô Đơn; điểm xuống Chùa phật cô đơn; thời gian hoạt động 5h20 – 19h00; tần suất 122 chuyến/ngày; giá vé: 6.000đ/lượt. 

>> Ngoài ra để tìm lộ trình di chuyển bằng xe buýt chính xác nhất du khách có thể tham khảo busmap.vn.

Lịch sử ngôi chùa Phật Cô Đơn

Sở dĩ chùa Bát Bửu Phật Đài thường được gọi với cái tên Phật Cô Đơn bởi trong những năm tháng chiến tranh dưới sự tàn phá khốc liệt của bom đạn thì ngôi chùa Thanh Tâm (được xây tại khu đất này) cũng bị thiêu rụi nhưng kim thân Đức Phật vẫn còn nguyên, sừng sững giữa không gian tĩnh lặng. Người dân sống quanh đó cũng di tản đi hết chỉ còn bức tượng Phật ở lại. Sau này khi người dân di cư và đoàn thanh niên đến đây lao động công ích năm 1976 mới truyền miệng gọi nơi đây là chùa “Phật Cô Đơn” – ý nói Đức Phật đứng một mình giữa cánh đồng vắng. Tiếng lành đồn xa nên người dân đến lễ bái ở chùa cùng ngày một đông hơn và cái tên Phật Cô Đơn cũng ngày càng phổ biến hơn.

Hình ảnh Phật cô đơn nhìn từ trên cao
Hình ảnh Phật cô đơn nhìn từ trên cao

Tiền thân của chùa chùa Phật Cô Đơn là chùa Thanh Tâm do cư sĩ Lê Chí Bình cúng dường khu đất 30ha để xây chùa vào năm 1955. Một năm sau chùa được khánh thành vào ngày 12/07/1956. Trong chùa, có một cây bồ đề được chiết từ gốc đại bồ đề tại Benares – Ấn Độ. Năm 1959 tượng Bát Bửu Phật Đài được tôn tạo và hoàn thành năm 1961: đài sen cao 3m, tượng Phật Thích Ca cao 7m, nặng 4 tấn,

Kiến trúc của ngôi chùa Phật Cô Đơn

Toàn bộ không gian chùa được xây dựng trên khu đất rộng 30ha, trong đó kiến trúc độc đáo nhất chính là đài phật cao 3m được xây theo hình bát giác phía trên có tượng Thích Ca Mâu Ni nặng 4 tấn cao 7m. Trong khuôn viên rộng 10km2 có rất nhiều cây xanh, tiểu cảnh và tượng phát được điêu khắc tinh xảo. 

Chùa Phật Cô Đơn có cổng được xây dựng theo lối kiến trúc cổng tam quan đặc trưng, trên cột có trạm trổ nhiều hoa văn đẹp mắt, mang tới không gian đậm chất phật giáo. Những bức tường bao quanh chùa được trang trí bởi hoa văn hoa sen cách điệu đẹp mắt. Du khách có thể gửi xe miễn phí trong sân chùa, cạnh cổng tam quan là cổng chính dẫn vào chùa sử dụng cửa kéo hiện đại. 

Tham quan chùa Phật cô đơn (@ly_nha_chi)
Tham quan chùa Phật cô đơn (@ly_nha_chi)

Bước qua cổng Chùa Phật Cô Đơn du khách đã có thể cảm nhận được không gian xanh mát và sự tĩnh lặng, thanh tĩnh vốn có. Đúng như tên gọi “Thanh Tâm” không gian chùa khiến tâm thanh tĩnh, những lo toan cuộc sống hàng ngày cũng được trút bỏ. Trong sân chùa có một đài hương lớn và một tấm bia, tiếp đến là tượng Quan Âm Bồ Tát, bậc tam cấp, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và chánh điện. Toàn bộ chánh điện, khu nội viện đều là sự kết hợp hài hòa của kiến trúc phật giáo đặc trưng và hoa văn hoa sen, hoa cúc mang tới cảm nhận thanh tịnh.

Chùa Phật Cô Đơn có khuôn viên rộng lớn và còn khá nhiều công trình đang trong quá trình thi công hoặc sắp hoàn thành, hứa hẹn sẽ mang tới nhiều trải nghiệm cho du khách cũng như người dân địa phương. Hiện nay chùa còn là nơi theo học chương trình Phật giáo chính thức và lưu trú của tăng ni; giữ chức năng là Nhà truyền thống của Phật giáo Tp Hồ Chí Minh; nơi các tăng ni theo học chương trình cao đẳng, cử nhân và sau đại học thuộc Học Viện.

Khuôn viên rộng lớn của chùa Phật cô đơn
Khuôn viên rộng lớn của chùa Phật cô đơn

Phía sân sau Chùa Phật Cô Đơn có tượng phật A Di Đà, tượng hai vị la hán và rất nhiều tượng phật nhỏ có màu trắng, giống hệt nhau được đặt trên bức tường. Phía trước tượng phật A Di Đà có hai tiểu cảnh được tạo hình lục bình vô cùng đẹp mắt. 

Sự tích Chùa Phật Cô Đơn

Điêu khắc gia Trương Đình Ý bắt đầu làm tượng Phật từ ngày 30/06/1956 tại chùa Xá Lợi và hoàn thành vào ngày 20/01/1957. Tuy nhiên, do thiếu thốn cơ sở vật chất và máy móc nên việc di chuyển bức tượng cao 7m và nặng 4 tấn gặp nhiều khó khăn. Sau đó phải sử dụng tới phương pháp chia thành nhiều phần nhỏ để di chuyển, mỗi tảng phải 12 người khiêng.

Tượng Phật Thích Ca tại chùa (@co_dai_bat_diet)
Tượng Phật Thích Ca tại chùa (@co_dai_bat_diet)

Ngày 26/02/1959, Chùa Phật Cô Đơn khởi công đào móng xây đài bát giác nhưng đến ngày 26/04/1959 phải tạm dừng. 12 tháng sau cư sĩ Ngô Chí Bình và huynh đệ đoàn Vô Úy phải lập đài cầu nguyện dưới sự chứng minh của chư tăng và hài hòa thượng Sư Thích Huyền Cơ và sư Thích Từ Quang trong ba ngày liên tiếp 1-3/5/1960. Phải đến ngày 18/03/1961 thì toàn bộ quá trình di chuyển và lắp ráp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni mới được hoàn tất. Phải mất thêm 5 tháng để hoàn tất Bát Bửu Phật Đài và làm lễ an vị tượng vào khoảng 23 – 25/08/1961.

Một số lưu ý khi đi lễ Chùa Phật Cô Đơn

  • Chuẩn bị lễ đi chùa chỉ cần hương hoa trà quả, tuyệt đối không chuẩn bị tiền vàng hoặc đặt tiền lên am thờ phật.
  • Du khách có thể đến chùa Phật Cô Đơn cầu duyên hoặc tài lộc đều rất linh nghiệm, bên cạnh việc chuẩn bị lễ thì nên cúng dường hòm công đức để mọi sự được tươi tốt.
  • Khi đi lễ thì nên vào bằng cổng – cửa bên phải và ra cổng – cửa bên trái.
  • Trang phục khi đến chùa nên nghiêm trạng, hạn chế quần áo ngắn hoặc quá hở hang, cũng nên lựa chọn những trang phục có màu sắc trang nhã.
Ba bức tượng Phật bên trong chùa (@co_dai_bat_diet)
Ba bức tượng Phật bên trong chùa (@co_dai_bat_diet)

Sài Thành có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Bà Thiên Hậu, chùa Ngọc Hoàng, chùa Bửu Long, chùa Ông quận 5 hay miếu nổi Gò Vấp nhưng Chùa Phật Cô Đơn vẫn để lại những dấu ấn rất riêng. Mọi người đến đây thường để cầu nguyện hay xin tài lộc, tình duyên ở chùa thì bạn cần thực hiện các nghi thức “Khấn xin điều lành, ghi lời cầu ra giấy rồi dán vào chuông chùa, tiếp đó đánh một tiếng chuông”. Theo quan niệm của người dân địa phương thì tiếng vang của chùa là phương thức gửi những nguyện cầu của bạn đến với đức Phật. Để theo dõi thêm những thông tin du lịch thú vị khác tại Hồ Chí Minh du khách hãy bấm theo dõi chúng tôi tại địa chỉ Fanpage của Giaohoasaigon.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *