Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những ngôi đền linh thiêng có bề dày lịch sử hơn 175 năm, đồng thời là miếu cổ bậc nhất tại Sài Gòn. Cùng với kiến trúc độc đáo đã thu hút du khách thập phương tới đây tham quan.
Lăng Ông Bà Chiểu mang vẻ đẹp độc đáo, thể hiện sự hài hòa giữa văn hóa – lịch sử – tâm linh. Màu sắc tươi sáng, kiến trúc độc đáo với nhiều chi tiết đắp nổi trang trí uốn lượn đã biến lăng trở thành địa điểm chụp hình số #1 Sài Thành. Du khách có thể trải nghiệm những hoạt động gì khi đến lăng mộ?
Giới thiệu Lăng Ông Bà Chiểu
Nguồn gốc tên gọi
Ở ngoài cổng Tam Quan của lăng có ghi bằng chữ Hán, dịch ra là Thương Công Miếu – cũng là cái tên chính xác của nơi này. Tuy nhiên nơi này là quần thể khu đền và ngôi mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt – vị tướng Tổng trấn thành Gia Định xưa và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hiện tại, cái tên lăng Ông Bà Chiểu bắt nguồn từ tục lệ kỵ gọi thẳng tên vì sẽ phạm húy (thiếu tôn trọng) nên người ta gọi là Lăng Ông; lại nằm gần chợ Bà Chiểu nên đã ghép hai cái tên này thành “Lăng Ông Bà Chiểu”.
Lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu
Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt là một vị tướng quân triều Nguyễn, dưới thời 2 vị vua là vua Gia Long và vua Minh Mạng. Đến năm 1835 – vào thời vua Minh Mạng, lúc đó Phiên An xảy ra Biến Loạn và Ngài đã bị buộc tội “che chở quân phỉ đảng, để gây nên bạo loạn”. Khi Ông mất, vua Minh Mạng đã ra lệnh phá ngôi mộ, dựng bia bằng đá khắc 8 chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” có nghĩa là hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội chỗ này. Tuy nhiên, 6 năm sau là năm 1841 thời vua Thiệu Trị, Ông được giải oan, bia đá khắc 8 chữ cũng loại bỏ, vua đã cho xây bia cao rộng và đẹp hơn.
Vào năm 1848, khi Lăng Ông Bà Chiểu được xây dựng xong thì đến năm 1914 Hội Thượng Công Quý Tế thành lập. Từ đó việc cúng tế thường xuyên được tổ chức và sửa sang, trùng tu lại ngôi miếu hàng năm. Ngày 6/12/1989, Lăng mộ được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Địa chỉ Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng mộ có địa chỉ tại số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Để di chuyển tới lăng Ông Bà Chiểu, du khách có thể sử dụng nhiều phương tiện di chuyển như xe buýt, phương tiện cá nhân hoặc grab,taxi đều được. Đối với xe buýt thì có những tuyến xe buýt sau dừng ngay tại Lăng, cụ thể 18, 31, 36, 91. Nếu du khách sử dụng phương tiện cá nhân thì đến Lăng sẽ thấy ngay bãi gửi xe gần đó.
Thời gian mở cửa lăng từ 7 giờ đến 17 giờ các ngày trong tuần
Kiến trúc lăng Ông Bà Chiểu
Tới được Lăng, du khách có thể thấy ngay Lăng được bao bọc bởi những bức tường màu vàng dài 500m, cao 1,2m và có 4 cổng hướng ra 4 con đường. Cũng giống như nhiều ngôi chùa, ngôi miếu khác ở Việt Nam thì lăng Ông Bà Chiểu cũng có cửa chính là cổng Tam Quan, đặt ở hướng Nam, tại cửa đường Vũ Tùng.
Đặc biệt, 3 lối của cổng Tam Quan còn thể hiện ý nghĩa của nhà Phật là Hữu Quan, Thông Quan và Trung Quan đại diện cho sự vô thường của Phật. Trước năm 1975, cổng Tam Quan lăng Ông Bà Chiểu này được chọn là biểu tượng của Sài Gòn – Gia Định xưa. Từ cổng đi vào sẽ là khu vườn rộng lớn, đi qua khu vườn sẽ là khu lăng chính gồm 3 phần: Bia đá, mộ Tả Quân và vợ, và miếu thờ.
Nhà bia đá lăng Ông Bà Chiểu
Khu vực này được gọi là nhà bia – được sử dụng để đặt bia đá ghi nhớ sự cống hiến của Ông. Tuy chỉ là khu vực nhỏ với tường lát gạch, lợp ngói âm dương nhưng lại vô cùng trang trọng bởi bia đá lăng Ông Bà Chiểu được khắc chữ “Lê công miếu bi” bằng chữ Hán, được Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải nhắc tới năm 1894 trong nội dung cảm ân về công lao của Ông đối với nhân dân, triều đình.
Ngoài ra, phu nhân Đỗ Thị Phận và Phan Công Lương Khê (Phan Thanh Giản) cũng được nhắc tới ở cuối bia lăng Ông Bà Chiểu. Bên cạnh đó, sự tinh tế được thể hiện qua đôi hạc vàng cưỡi rùa tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương – phong thủy ở thời điểm đó với truyền thuyết rằng cứ mùa hạn hán, hạc sẽ đưa rùa tới vùng có nước, còn mùa nước lũ thì trở thành tảng đá vững chắc cho hạc đậu chân.
Lăng mộ lăng Ông Bà Chiểu
Lăng mộ là khu vực được xây dựng đầu tiên của công trình (1848) thế nên đây cũng là khu vực lâu đời nhất. Phần mộ bao gồm hai ngôi mộ song táng: mộ ngài Tả Quân nằm bên phải từ nhà bia nhìn vào và vợ là bà Đỗ Thị Phận bên trái. Hai ngôi mộ tại lăng Ông Bà Chiểu có lối kiến trúc giống nhau, được gọi là mộ “quy”, bởi vì khá giống mai con rùa đang nằm, bao xung quanh mộ là bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra sân đốt nhang đèn.
Tổng thể, khu mộ lăng Ông Bà Chiểu hoàn toàn làm được bằng chất liệu ô dước có công dụng không bị bào mòn bởi thời gian, hơn nữa còn không thấm nước, càng để lâu càng bền hơn. Ngoài ra, khu vực lăng mộ còn có bức phù điêu chạm khắc 2 loại bình phong mang phong cách tiền và hậu.
Ở phần tiền phong khu mộ lăng Ông Bà Chiểu có chạm khắc hình con đại bàng uy nghiêm đậu trên cành, bên dưới là những con khỉ đang sợ hãi. Hình điêu khắc này tượng trưng cho cái uy của Lê Văn Duyệt trước quân Xiêm. Đằng sau của phần điêu khắc này còn chạm khắc thêm hình 2 con hổ: hộ phụ và hổ tử. Phần chạm khắc này có hình dáng hồ cha nhảy lên cao, hai chân trước chạm vào vách núi hướng lên phía trước nhưng khuôn mặt – đôi mắt ngoái về nhìn hổ con, có ý nghĩa dù người cha Lê Văn Duyệt sắp qua đời nhưng vẫn hướng về người con là Lê Văn Khôi.
Ở phần bình phong hậu khu mộ lăng Ông Bà Chiểu chạm khắc rồng cùng mây xung quanh (Long Vân) mang hình dáng rồng ẩn mình trong mây, theo quan niệm ngày xưa đây là biểu tượng của bậc quan tướng, mặc dù đường nét có vẻ rất đơn giản nhưng vẫn thể hiện được uy nghiêm. Ngoài ra, hai bên còn có đắp quai, chạm khắc hình tượng rồng với cây lá (lá hóa long) vô cùng tinh tế. Ngoài lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt, hai phần bộ của hai cô người hầu cũng được xây ở đây. Hai ngôi mộ được xây toàn bộ bằng đá, khá nhỏ, nằm kề cận nhau nhưng đã phai mờ do thời gian.
Miếu thờ lăng Ông Bà Chiểu
Khu miếu thờ là khu vực thờ cúng Tả Quân Lê Văn Duyệt có tên là “Thượng công linh miếu”, được đánh giá là đẹp nhất trong toàn thể khuôn viên và có lối kiến trúc đậm nét phong kiến cổ xưa với phong cách kỹ thuật chạm khắc gỗ, đá, khảm sành sứ tinh xảo.
Khu vực miếu thờ lăng Ông Bà Chiểu gồm 3 phần chính là tiền điện, trung điện và chính điện, hai bên là dãy Đông lang và Tây lang. Mỗi điện thờ sẽ cách nhau một khoảng sân thiên tĩnh (giếng trời) và những mái phong cách “trùng thiềm điệp ốc” – là lối kiến trúc kép hai mái trên một nền, nhà trước và nhà sau kết nối với nhau bằng hệ thống trần vòm mai. Ngoài ra, bên trong khu vực chính điện lăng Ông Bà Chiểu có một góc nhỏ như dựng lại khung cảnh cuộc sống bình thường của Tả quân qua chiếc võng đơn sơ, có phần hiu quạnh.
Vào các ngày từ 29/7 đến 30/7 và ngày 1 – 2/8 âm lịch hàng năm, lăng sẽ tổ chức lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt rất long trọng, vào thời gian này mọi người cũng tới để cầu bình an, sức khỏe, may mắn cho gia đình, người thân, bạn bè. Những ngày này, du khách đến thăm lăng Ông Bà Chiểu chỉ được lui tới phía ngoài chánh điện trung điện và hạ điện, chỉ những người có phận sự mới được vào chính điện để thực hiện các nghi lễ.
Xin xăm ở lăng Ông Bà Chiểu
Xin xăm là nhu cầu của nhiều người đi lễ, là một trong chuỗi hoạt động tâm linh. Người xin xăm không cần phải làm theo quẻ xăm yêu cầu và có thể tin hay không tin quẻ xăm mình đã xin. Thông thường, nhiều du khách xin xăm với mục đích gia tăng niềm tin vào tương lai, mong nhiều điều trong cuộc sống thuận lợi và quẻ xem thường có tốt, bình thường, xấu. Tuy nhiên, khi đi xin xăm ở lăng Ông Bà Chiểu thì thẻ xăm chỉ có màu vàng và không thể phân biệt tốt xấu, chỉ có bài thơ về sức khỏe dành cho người xin xăm mà thôi, nên xin xăm ở đây con gọi là xin “xăm thuốc”.
Để xin xăm ở lăng Ông Bà Chiểu, du khách di chuyển tới khu nhà Hương, Trung Điện, phía Tây Điện của Lăng Ông. Nhưng theo quan niệm tín ngưỡng của nhiều người, càng gần nơi thờ Tả Quân thì sẽ càng linh hơn, thế nên rất nhiều người đã đi tới khu vực Chánh Điện để xin xăm.
Cách xin xăm ở lăng Ông Bà Chiểu như sau:
- Đầu tiên, cần quỳ gối chắp tay, trong quá trình xin xăm nói rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ sinh sống.
- Sau đó thì vái lạy 3 lần rồi đi rút quẻ xăm, khi rút chỉ rút 1 thẻ.
- Trong mỗi thẻ xăm sẽ có chữ nho và số thứ tự, đi kèm thẻ xăm sẽ có một bài thơ nói về sức khỏe và bệnh tật trong tương lai. Phần bài thơ khá dễ hiểu, nếu du khách mong muốn hiểu kỹ và trọn vẹn hơn thì đến thỉnh sư trụ trì để biết thêm.
Chụp hình ở Lăng Ông Bà Chiểu
Lựa chọn trang phục
Khi đến Lăng, du khách cần mặc những trang phục kín đáo và lịch sự. Ngoài ra lăng Ông Bà Chiểu là một nơi cổ xưa, rất phù hợp với bộ đồ theo phong cách cổ truyền, truyền thống gợi lên lòng yêu dân tộc, qua đó tôn trọng người bề trên.
Du khách có thể lựa chọn một số trang phục như bộ đồ trong hát quan họ, áo dài,.. Thông thường, du khách tới đây đa số là chụp áo dài ở lăng Ông Bà Chiểu, toát lên sự mộc mạc giản dị mà đẹp vô cùng. Du khách nên chọn những bộ có trang phục tươi sáng, tránh màu tối, tránh các họa tiết cầu kỳ vì toàn khung cảnh trong chùa đã mang màu sắc cổ xưa và tầm trung tốt như nâu, đen, xám,… rồi. Đặc biệt, Lăng còn có rất nhiều khu vực chụp ảnh như tường màu vàng, những tấm cửa nâu đầy cổ kính.
Các phụ kiện đi kèm
Khi chụp ảnh áo dài ở lăng Ông Bà Chiểu, du khách cần chuẩn bị các phụ kiện tương đồng. Du khách có thể sử dụng vòng tay, lắc,… nhưng đừng quá to hay quá cầu kỳ, nên chọn theo hướng đơn giản và sáng màu. Đặc biệt, một số phụ kiện không thể thiếu như nón lá, khuyên tai nhỏ,… Ngoài ra du khách có thể đi giày cao gót, tuy nhiên hãy để áo dài phủ lên giày cao gót nhé và cũng chuẩn bị đôi dép để di chuyển các khu vực xung quanh để đỡ đau chân.
Các khu vực chụp ảnh và dáng chụp ảnh
- Tuy du khách có thể thoải mái chụp hình ở Lăng Ông Bà Chiểu nhưng không nên vào các khu vực như Lăng Mộ, Chính – Trung – Hạ điện,… để chụp ảnh, du khách chỉ nên chụp ở các khu vực như sân thiên tĩnh, cửa ra vào, hàng rào,… Tóm lại là khu vực được tự do di chuyển, không phải khu vực an nghỉ của người đã khuất, khu vực thờ cúng.
- Chụp ảnh chắp tay trước Lăng Ông Bà Chiểu: Đây là dáng chụp phổ biến nhất khi tới đây, thể hiện sự tôn trọng, cảm giác tiếc nuối. Lúc này du khách chắp tay, lưng thẳng, hơi cúi nhẹ đầu trước lư hương.
- Chụp ảnh ở cửa đỏ và trong khuôn viên Lăng Ông Bà Chiểu: lúc này các phụ kiện bắt đầu phát huy tác dụng, để tránh để tay trống gây mất tự nhiên, du khách có thể sử dụng nón lá, giỏ hoa,.. để có cảm giác tự nhiên và trông dịu dàng hơn.
- Những dáng chụp trên là những kiểu dáng khá phổ biến, du khách hãy sáng tạo thêm và lưu lại khoảnh khắc thật đẹp nhé.
Trải nghiệm ẩm thực gần Lăng Ông Bà Chiểu
Bánh mì Lăng Ông Bà Chiểu
Quán có tên đầy đủ là bánh mì Thuận Thảo – Đinh Tiên Hoàng. Nếu du khách là tín đồ của bánh mì thì thì không thể bỏ qua tại đây. Nhìn tổng thể, dù quán chỉ là xe đẩy bán bánh mì ngoài vỉa hè nhưng lại có công thức bánh mì nổi tiếng, mặc dù nhìn ở bên ngoài là những nguyên liệu quen thuộc nhưng kết hợp thì lại rất tuyệt vời. Thực đơn của quán bánh mì Lăng Ông Bà Chiểu bao gồm: nem nướng, trứng, thịt quay, nem nướng xíu mại, chả,…
- Giá của chiếc bánh mì chỉ dao động khoảng từ 15.000 VNĐ đến 25.000 VNĐ.
- Địa chỉ: Góc đường Vũ Tùng – Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh
- Giờ hoạt động: 22h – 6h sáng
Quán cơm Thanh Bạch
Nằm ngay đối diện Lăng Ông Bà Chiểu, quán cơm là địa điểm quen của nhiều du khách khi viếng Lăng hay tham quan đều dừng lại nạp thêm năng lượng. Quán tại đây đa dạng thực đơn từ hải sản cho tới sườn, thịt,… Ngoài ra du khách còn có thể gọi thêm các món riêng lẻ ăn kèm, chỉ từ 10.000 VNĐ.
- Địa chỉ: 8 Vũ Tùng, Phường 1, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Giờ hoạt động: 7:00 – 14:00
Lăng Ông Bà Chiểu đã có lịch sử gần 100 năm, mang một kiến trúc phong kiến thời xưa độc đáo nên thu hút rất nhiều du khách tới chụp ảnh. Chúc du khách có chuyến đi vui vẻ và thuận lợi.